News & Announcements
  • MaiKhongQuen-A2Forum
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù lượt xemPhân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù - 11153 Xem
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù lượt xemPhân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù - 10100 Xem
Phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù lượt xemPhân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù - 10057 Xem
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù lượt xemPhân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù - 10023 Xem
Hai đứa trẻ - Thạch Lam lượt xemHai đứa trẻ - Thạch Lam - 7593 Xem
Ký tự 12 cung hoàng đạo lượt xemKý tự 12 cung hoàng đạo - 2790 Xem
Một số bài tập hóa vô cơ vận dụng công thức giải nhanh lượt xemMột số bài tập hóa vô cơ vận dụng công thức giải nhanh - 1979 Xem
Sò huyết xào tỏi lượt xemSò huyết xào tỏi - 1390 Xem
Những đứa con trong gia đình lượt xemNhững đứa con trong gia đình - 1237 Xem
7 lợi ích của việc khóc lượt xem7 lợi ích của việc khóc - 1232 Xem

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Gấu Vô Cảm

Gấu Vô Cảm

Admin
Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là một nhà văn yêu đến say đắm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Theo ông, mĩ ( cái đẹp) là đỉnh cao của nhân cách con người. Ông săn lùng cái đẹp bằng kho từ ngữ riêng của mình. Truyện ngắn “ Chữ người tử tù” ( 1939) trong tập Vang bóng một thời là áng văn hay, tiêu biểu của ông về những con người tài hoa, yêu cái đẹp, hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường phi thường.
Có những người viết hàng chục quyển sách nhưng vẫn chẳng ai biết tên, nhớ mặt. Có những người chỉ viết vài bài thơ, câu truyện mà được khắc tên vào vĩnh cửu. Nguyễn Tuân được trời phú cho rất nhiều khả năng trong việc bộc lộ giọng điệu. Giọng điệu nghệ thuật Nguyễn Tuân luôn chất chứa những mâu thuẫn trong nội tâm, tư tưởng nên truyện ngắn Nguyễn Tuân là thứ văn đa giọng điệu như : trào phúng, trữ tình, hoài tiếc, triết lý, khinh bạc. Văn Nguyễn Tuân là một thế giới nghệ thuật phong phú, kỳ diệu, mới mẻ mà bao giờ cũng đem lại người đọc một sự hứng thú đặc biệt. Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa đến một độ cao hiếm thấy trong văn học Việt Nam.
Huấn Cao (Cao là họ, Huấn là dạy) trong truyện Chữ người tử tù được người đọc biết đến thông qua cuộc đối thoại giữa giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. Qua đó, ta biết Huấn Cao là một người đứng đầu bọn phản nghịch cầm đầu khởi nghĩa nông dân, được đưa về trại gian Lý Sơn chờ ngày thụ hình. Đối với nhà cầm quyền, Huấn Cao là giặc, nhưng với nhân dân lại là “ người vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Là một người có tiếng tốt trong lòng nhân dân, tiếng lành đồn xa nên ngay đến cả viên quản ngục khi cầm bức văn thư vẫn hỏi thầy thơ lại “ tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái người” .
Huấn Cao là một người văn võ song toàn. Ngoài tài viết chữ đẹp, ông còn có sức mạnh hiên ngang, có tài bẻ khóa và vượt ngục rất nổi tiếng. Sức mạnh của Huấn Cao được thể hiện qua việc ông dỗ gong đeo cổ do rệp cắn khi xuất hiện trước cửa đề lao : “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá đánh thuỳnh một cái”, đã làm một trận mưa rệp từ gông khiến “nền đá xanh nhạt lấm tấm những điểm màu đen”. Cái gông dài tám thước, tựa như cái thang dài, đặt ngay trên bộ những bộ vai gầy., dành cho tội án sáu người tử tù thật đáng khi “nặng đến bảy, tám tạ”. Vậy mà khi bị rệp cắn đỏ cổ, một mình sức của Huấn Cao có thể dễ dàng dỗ gông!
Trong những ngày bị giam cầm, Huấn Cao không những không bị khuất phục mà trái lại càng trở nên lồng lộng, cao cả và ngời sáng. Ông giữ trong mình tấm lòng kiên định, một khí phách hiên ngang với kẻ thù, mà trong truyện Chữ người tử tù đại diện là viên quản ngục và thầy thơ lai. Hồ Chí Minh từng có một bài thơ miêu tả về sự sống trong cảnh đề lao :
Không rau, không muối, canh ,
Mỗi bữa lưng cơm đỏ gọi là;
Có kẻ đem cơm còn chắc dạ,
Không người đem bữa đói kêu cha.
( Cơm tù )
Thế nên khi được viên quản ngục biệt đãi, Huấn Cao với thái độ bình thản, “ thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm”.
Tuy nhiên khi việc biệt đãi mình của viên quản ngục kéo dài vài ngày thì ngay đến Huấn Cao cũng thấy ngờ ngợ, nghĩ về thái độ của quản ngục , “ ông Huấn Cao còn phải bận tâm nghĩ đến sự tươm tất của quản ngục”. Vì ông băn khoăn về lý do vì sao quản ngục lại biệt đãi ông? Mọi chuyện cần nói ông đã nói hết với bên ti niết, ông thấy đâu cần gì để phải kiếm thêm thông tin khiến quản ngục lại phải như vậy.
Nhưng đến khi viên quản ngục khép nép hỏi Huấn Cao: “ vậy ngài có cần thêm gì nữa xin cho tôi biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất” , Huấn Cao lại trả lời với một thái độ khinh bạc, bởi ông mong đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn thường có trong ngục tù : “ ngươi bảo ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Có lẽ ở khúc cao trào này, Nguyễn Tuân đã để cho Huấn Cao và người đọc ngạc nhiên lẫn “ thất vọng” khi không hề có một thủ đoạn nào xảy ra ở đây cả.
Huấn Cao tài hoa là thế , tính tình vốn khoảnh, trừ chỗ bạn thân, ông ít chịu cho chữ ai bao giờ. Nhưng ông không phải là người cố chấp. Ông yêu cái đẹp, ông cũng trân trọng luôn những người biết yêu cái đẹp như ông. Ông nói : “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”. Người xưa thường rất coi trọng việc viết chữ và việc học. Những ai viết chữ đẹp thường được rất nể trọng. Thông qua nét chữ “ đẹp lắm, vuông lắm”, Huấn Cao thể hiện khí phách ngạo nghễ trước mọi thế lực mà mọi người thường vị nể, e sợ.
Huấn Cao coi thường tiền bạc và uy quyền nhưng lại đồng ý cho chữ viên quản ngục vì nhận ra tấm lòng cao quý của quản ngục, “ ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy”. Dù ông cho chữ viên quản ngục chốn bùn nhơ, đầy dung tục, nơi người ta chỉ biết sống bằng nhẫn tâm, lừa lọc. Những con người như viên quản ngục đây theo Huấn Cao là còn giữ được thiên lương. Cuộc đời Huấn Cao hiên ngang cao đầu, không sợ điều gì, kể cả sợ chết, duy chỉ có một điều khiến ông lo sợ là sợ phụ lòng người, “thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”
Tình huống truyện éo le đã đẩy hai nhân vật gặp nhau nơi chốn ngục tù. Cảnh cho chữ cũng lại là nơi tù ngục. Cảnh cho chữ được chính tác giả nhận định là “ một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Cảnh tượng này quá đỗi lạ lung, chưa từng có vì thú chơi chữ thanh cao có phần tao nhã lại không diễn ra trong thư phòng, chỗ thoáng mát sạch sẽ mà lại diễn ra nơi ngục tối chật hẹp, hôi hám, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián. Cảnh tượng này quả là lạ lùng vì trong đêm tối, “ một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiền, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”.
Khi viết xong, ông thở dài, buồn bã không vì thân phận mà vì người biết được giá trị cái đẹp như thầy quản mà phải làm cái nghề này và ở một nơi “khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Cái đẹp trong chữ viết của Huấn Cao là một cái đẹp không vụ lợi, vượt lên trên sự thấp hèn dung tục, ,mà cái đẹp còn có sức cải hóa lòng người. Sau khi cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên quản ngục hai chuyện hết sức trọng đại, “ tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở,thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ.” Dù Huấn Cao là người nhỏ tuổi hơn nhưng trong lời khuyên lại không hề nhỏ. Ngục quan cảm động , vái người tù một cái, chắp tay nói một câu mà nước mắt rơi vào kẻ miệng làm nghẹn lời “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Với cách kể chuyện giản dị, khả năng tạo dựng tình huống độc đáo, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng hai nhân vật ở hai vĩ tuyến trái ngược nhau, nhưng lại cùng chung quan niệm về cái đẹp. Cũng qua ngòi bút của Nguyễn Tuân mà người đọc như được hiểu them về môt nét văn hóa từng rất thịnh hành của nước ta : thú chơi chữ. Qua đó thấy trân trọng hơn những nét đẹp lịch sử, cần được gìn giữ và phát huy cho thế hệ sau.
Chữ người tử tù không hẳn chỉ còn là chữ nữa, không chỉ là mĩ mà thôi, mà những nét chữ vuông tươi tắn đã nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người. Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ, của cái đẹp cao thượng và phàm tục nhơ bẩn. Sự hòa hợp giữa mĩ và dũng trong hình tượng Huấn Cao là đỉnh cao nhân cách theo lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, triết lì của Nguyễn Tuân về cái đẹp và người nghệ sĩ.

Nhi

https://tvcgroups.forumvi.com

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết