News & Announcements
  • MaiKhongQuen-A2Forum
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù lượt xemPhân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù - 11153 Xem
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù lượt xemPhân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù - 10103 Xem
Phân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù lượt xemPhân tích nhân vật viên quản ngục trong Chữ người tử tù - 10057 Xem
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù lượt xemPhân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù - 10026 Xem
Hai đứa trẻ - Thạch Lam lượt xemHai đứa trẻ - Thạch Lam - 7593 Xem
Ký tự 12 cung hoàng đạo lượt xemKý tự 12 cung hoàng đạo - 2792 Xem
Một số bài tập hóa vô cơ vận dụng công thức giải nhanh lượt xemMột số bài tập hóa vô cơ vận dụng công thức giải nhanh - 1982 Xem
Sò huyết xào tỏi lượt xemSò huyết xào tỏi - 1391 Xem
Những đứa con trong gia đình lượt xemNhững đứa con trong gia đình - 1238 Xem
7 lợi ích của việc khóc lượt xem7 lợi ích của việc khóc - 1233 Xem

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Hai đứa trẻ - Thạch Lam Empty Hai đứa trẻ - Thạch Lam Sun Mar 03, 2013 11:42 am

Gấu Vô Cảm

Gấu Vô Cảm

Admin
PHẦN 1. CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC

Câu 1. Bức tranh phố huyện trong truyện ngắn được tác giả miêu tả theo trình tự nào? Bức tranh ấy được nhìn qua con mắt của ai? Điều này có ý nghĩa gì?
TL: Bức tranh phố huyện được nhà văn miêu tả theo trình tự thời gian: khi chiều xuống – lúc đêm về - khi có chuyến tàu đêm đi qua. Chọn trình tự này là hợp lí bởi vì với trình tự này, tác giả thể hiện được không khí, nhịp điệu, sự thay đổi của thiên nhiên, ngoại cảnh trong sự hòa hợp với tâm trạng, cảm xúc sâu kín thuộc về thế giới nội tâm của nhân vật chính qua từng thời khắc khác nhau.
Bức tranh ấy được nhìn , cảm nhận qua con mắt của Liên, một thiếu nữ dịu hiền, nhân hậu, đa cảm. Điều này có ý nghĩa:
  • Làm cho cảnh vật thấm đượm cảm xúc, tâm trạng và trở nên có hồn hơn

  • Làm cho cảnh vốn đơn điệu, tẻ nhạt vẫn mang cái thi vị và sức sống riêng của nó

  • Làm cho thế giới như được “lạ hóa” qua cảm giác của hai đứa trẻ...


Câu 2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Thạch Lam qua tác phẩm này?
TL:
  • Có sự tương ứng của thế giới ngoại cảnh (bức tranh phố huyện) với thế giới nội tâm nhân vật (tâm trạng của Liên) trong từng thời khắc: cảnh chiều buông thì người buồn man mác; cảnh đêm xuống thì người buồn trông khắc khoải; cảnh khuya về, đoàn tàu đi qua thì người buồn tiếc, mơ tưởng, khát khao...

  • Có sự không thuần nhất giữa thế giới ngoại cảnh và thế giới nội tâm: có một sự pha trộn buồn vui khó tả, hay một sự thống nhất của nhiều sắc thái tương phản từ ngoại cảnh và từ nội tâm. Những hình ảnh êm đềm thi vị hòa trộn với hình ảnh nghèo nàn lam lũ; những hình ảnh ánh sáng hòa trộn với bóng tối; cái huyên náo chốc lát hòa vào cái im lặng mênh mông.


Câu 3. Các chi tiết miêu tả ánh sáng, nhất là ánh sáng nơi ngọn đèn con của chị Tí, có ý nghĩa gì?
TL:
  • Trong tác phẩm, Thạch Lam nhiều lần miêu tả ánh sáng, đó là những chi tiết vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ.

  • Trong ý nghĩa tả thực, các chi tiết đó cho thấy hiện thực đời sống le lói quẩn quanh của người dân nơi phố huyện mỗi khi chiều xuống, đêm về. Trong ý nghĩa ẩn dụ, chúng gợi lên trong lòng người đọc một nỗi ám ảnh, một sự cảm thương và ái ngại cho những kiếp người phải sống mòn mỏi, chìm khuất...ngay giữa cuộc đời đầy ánh sáng.


Câu 4. Việc hai chi em Liên đêm đêm háo hức chờ đợi đoàn tàu giúp ta hiểu gì thêm về tâm trạng và cảnh ngộ của họ?
TL: Chị em Liên chờ đợi đoàn tàu với hai lý do: có thể bán thêm hàng cho khách khi tàu dừng và thỏa niềm khao khát được nhìn ngắm đoàn tàu. Tình tiết trên thể hiện niềm khát khao, mơ tưởng chính đáng mà xa vời của: một cuộc sống tươi sáng, tốt đẹp hơn những gì hiện có.

Câu 5. Nét nổi bật trong lời văn của Thạch Lam qua truyện ngắn này ?
TL: Đặc điểm nổi bật của lời văn Thạch Lam trong truyện ngắn này là tập trung miêu tả cảm giác, cảm tưởng của nhân vật Liên, làm cho bức tranh phố huyện cũng là bức tranh tâm trạng, như được dệt bằng cảm giác.

Câu 6. Qua tác phẩm Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn bày tỏ những tình cảm gì đối với cuộc sống và con người nơi phố huyện?
TL: Truyện ngắn này tập trung bộc lộ niềm cảm thương chân thành của nhà văn đối với cuộc sống chìm khuất, mỏi mòn, quẩn quanh của những con người nhỏ bé nơi phố huyện bình lặng, tối tăm, cùng những ước mong khiêm nhường, thầm kín mà thiết tha của họ.

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN

Đề 1. Diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên

I. Mở bài: (1 đoạn)
Giới thiệu: Tác giả, Tác phẩm, Vấn đề cần phân tích.

II. Thân bài:
1. Nghệ thuật viết truyện độc đáo của Thạch Lam (1 đoạn)
2. Chiều (Nỗi buồn man mác)
_ Liên cảm nhận buổi chiều qua những âm thanh quen thuộc: “Tiếng trống thu không trên cái chòi huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”. “chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi bắt đầu vo ve” (1 đoạn)
_ Liên cảm nhận buổi chiều qua những hình ảnh thiên nhiên: “phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. (1 đoạn)
_ Liên cảm nhận buổi chiều bằng sự suy tư: “Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị ”; “ Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. ”. “ Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. ”. (1 đoạn)
_ Sự cảm thông của Liên đối với người nghèo có cùng hoàn cảnh: “ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó. ”. (1 đoạn)
3. Đêm xuống: (Nỗi buồn khắc khoải)
_ Cảm nhận thiên nhiên: “ An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông ”; “ Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ và làm mỏi trí nghĩ. ”. (1 đoạn)
_ Hồi tưởng của Liên về quá khứ: “Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chị được hưởng những thứ quà ngon, lạ, được đi chơi Bờ Hồ uống những cốc nước lặng xanh đỏ ”; “ Ngoài ra, kỉ niệm còn nhớ lại không rõ rệt gì, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh. Hà Nội nhiều đèn quá! (1 đoạn)
_ Bóng tối nơi khu phố huyện: “ Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. ”; “ Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen nữa. ”. (1 đoạn)
_ Sự chờ đợi mòn mỏi đến khắc khoải khi ngồi đợi tàu:“ Chừng ấy người trong bóng tối mong đợt một cái gì tươi sáng cho sự nghèo khổ hằng ngày của họ. ”; “ Liên và em cố thức vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya. ”; “ Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu. ”. (1 đoạn)
4. Khuya: (Nỗi buồn tiếc nuối)
_ Niềm vui sướng vỡ ịa trong chốc lát khi đoàn tàu đến: “ Đèn ghi đã ra rồi kìa ”, “ Dậy đi An. Tàu đến rồi. ”; “ Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. ”. (1 đoạn)
_ Tiếc nuối khi đồn tàu đi xa: “ Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre. ”, “ Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. ”; “ Cả phố huyện bây giờ mới thật là hết náo đông, chỉ còn đêm khuya, tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn. ”. (1 đoạn)
_ Gửi gắm sự hi vọng: “ Nhưng họ ở Hà Nội về! ”; “ Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo ”; “ Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng trăng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”. (1 đoạn)
_ Tâm trạng của Liên giữa đêm khuya: “ Những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh thế giới quanh mình mờ mờ đi trong mắt chị ”; “Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. ”.
5. Tư tưởng nhân đạo mới mẻ. (1 đoạn)

III. Kết bài: (1 đoạn)
_ Chép lại ghi nhớ
_ Phát biểu cảm nghĩ
====================================================================
ĐỀ 2 : Hình ảnh đoàn tàu
I.Mở bài:
Giới thiệu: tác giả, tác phẩm và hình ảnh đoàn tàu

II.Thân bài:
1. Nghệ thuật viết truyện độc đáo của Thạch Lam. (1 đoạn)
2. Khung cảnh phố huyện trước khi đoàn tàu đến : (1 đoạn) “Trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối.”; “Người vắng mãi; trên hàng ghế chị Tí mới có hai, ba bác phu ngồi uống nước và hút thuốc lào”.
3. Đoàn tàu sắp đến: (1 đoạn) “An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt. Tuy vậy hai chị em vẫn cố gượng để thức khuya chút nữa, trước khi vào hàng đóng cửa đi ngủ”; “ Liên và an cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”; “Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi”
4. Đoàn tàu đến:
  • Âm thanh :(1 đoạn) “Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi.”; “tiếng hành khác ồn ào khe khẽ”; “tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới”.

  • Ánh sáng : (1 đoạn) “một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa” ; “các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh sáng cả xuống đường.”

5. Đoàn tàu đi vào đêm tối để lại sự nuối tiếc: (1 đoạn) “Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”
6. Ý nghĩa: (1 đoạn)
  • Hình ảnh đoàn tàu: là biểu tượng cho ánh sáng, sự nhộn nhịp, giàu sang, đối lập với cuộc sống mòn mỏi, tĩnh lặng và tối tăm.

  • Đánh thức quá khứ: “Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực và huyên náo”

7. Giá trị tác phẩm :
  • Tư tưởng nhân đạo (1 đoạn)

_ Tấm lòng buồn thương, xót xa của nhà văn với những số phận nhỏ bé của người lao động nghèo.
_ Tác giả cũng đã phản ánh sự thức tỉnh của ý thức cá nhân con người : họ không bằng lòng với hiện thực mà luôn khát khát vươn tới ánh sáng và vượt qua số phận .Cuộc sống của họ dù thiếu thốn tất cả nhưng đầy tình người.
  • Tư tưởng hiện thực :(1 đoạn)

_ Bức tranh phố huyện nghèo nàn, tù túng , như bị bỏ quên.
_ Cảnh sống buồn chán lặp lại đơn điệu, tối tăm với những con người lầm than, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần.

III.Kết bài:
_ Ghi nhớ SGK
_ Phát biểu cảm nghĩ

https://tvcgroups.forumvi.com

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết